VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN ĐỊA CHẤT

Hệ thống phòng thí nghiệm vi phân tích đầu dò điện tử (EPMA)

Model: SXFive                                

Hãng sản xuất: Cameca

Cùng các thiết bị phụ trợ chuẩn bị mẫu (cắt, mài....)

               Thiết bị vi phân tích đầu dò điện tử (gọi tắt là EPMA: Electron Probe Micro-Analysis) hiện có tại Viện Địa chất sử dụng chùm tia điện tử kích thước nhỏ cỡ micron (microbeam) kết hợp với quang phổ tán xạ bước sóng và phổ tán xạ năng lượng cho phép phân tích chính xác thành phần hóa học tại các vị trí khác nhau của mẫu đá, khoáng vật và quặng.  Do đó, đặc điểm quan trọng nhất của một EPMA là khả năng định vị chính xác, phân tích định lượng nguyên tố tại điểm có kích thước rất nhỏ (1-2 micron).

               Ưu điểm của phương pháp EPMA là phân tích có kết quả nhanh vì quá trình gia công chuẩn bị mẫu không phức tạp; có thể phân tích trên đối tượng mẫu rắn, bột và dung dịch. Kết hợp với phổ tán xạ năng lượng, EPMA cho phép lập bản đồ phân bố cùng định lượng chính xác các nguyên tố hóa học. Là phương pháp xác định thành phần vật chất chính xác và nhanh. EPMA có các ứng dụng quan trọng trong các ngành địa chất, môi trường, luyện kim, hạt nhân, vật liệu bao gồm cả thủy tinh, gốm sứ, chất siêu dẫn, xi măng .v.v.

               Trong nghiên cứu địa chất, trong hầu hết các trường hợp, EPMA được chọn để phân tích các pha và các tổ hợp khoáng vật  tạo đá (các giai đoạn hình thành khoáng vật trong các đá magma và biến chất), lập bản đồ phân bố nguyên tố, thành phần các kim loại quặng và qui luật  các nguyên tố tạo khoáng vật (kể cả quặng và đá). Lập bản đồ phân tích chính xác các nguyên tố vết có hàm lượng cực thấp. Một ứng dụng quan trọng nữa là phân tích thành phần đất hiếm trong các khoáng vật (và quặng đất hiếm) giàu các nguyên tố này như granat.

               

Phòng thí nghiệm EPMA tại Viện Địa chất

            Hiện tại ở Viện Địa chất, ứng dụng chủ yếu của hệ thống thiết bị EPMA cho việc nghiên cứu thành phần hóa học của khoáng vật, các nguyên tố hiếm-vết có ý nghĩa quan trọng trong khoáng vật, đặc biệt là khoáng vật quặng nhằm làm sáng tỏ điều kiện hình thành của chúng, khả năng chứa các nguyên tố quý-hiếm không hình thành các pha khoáng riêng biệt mà chỉ tồn tại dưới dạng nguyên tố đi kèm trong các khoáng vật quặng khác nhưng lại là nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho các ngành công nghiệp hiện đại. Một ví dụ điển hình là Indi – nguyên tố có nhu cầu rất cao trong các ngành công nghiệp hiện đại như sản xuất màn hình tinh thể lỏng, pin mặt trời có độ bền và dung lượng cao. Trong tự nhiên, In chủ yếu tồn tại trong sphalerit (khoáng vật của kẽm) và được thu hồi từ quá trình tuyển luyện quặng chì kẽm. Với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị EPMA chúng ta có thể xác định được trong các loại quặng chì kẽm nào ở Việt Nam có triển vọng cao về In để có định hướng công nghệ tuyển luyện phù hợp.

 

Tin tức khác

 
Vui lòng đợi...