VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN ĐỊA CHẤT

Phòng Địa kỹ thuật

1. Giới thiệu chung

Phòng Địa kỹ thuật được thành lập năm 1985 với tiền thân là Phòng thí nghiệm Thổ chất - Địa cơ học. Người phụ trách phòng đầu tiên là PGS.TSKH. Vũ Cao Minh (1985-1986, 1992-2009). Tiếp đó là TS. Nguyễn Quốc Thắng (1986-1988), PGS.TS. Trần Văn Tư (2009- 2014). Kỹ sư Tạ Văn Kha là phó phòng từ năm 1993 tới năm 2011. Lãnh đạo phòng từ năm 2014 cho đến 31/3/2019 là PGS.TS. Đỗ Minh Đức với sự tham gia hỗ trợ của TS. Trần Quốc Cường. Từ 01/4/2019  đến nay lãnh đạo phòng là Phó Trưởng phòng TS. Hà Ngọc Anh.

Ngay sau khi thành lập, Phòng đã tham gia giải quyết những vấn đề lớn của Viện như chương trình nghiên cứu nứt đất, xây dựng trạm nghiên cứu Láng Thượng và thực hiện các đề tài, dự án triển khai KHCN vào các lĩnh vực Thủy lợi, Thủy điện, Xây dựng dân dụng, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên. Các cán bộ của phòng còn là những người khởi đầu trong nghiên cứu đề xuất tôn tạo khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn, khu vực núi lửa biển Lý Sơn thành khu phát triển kinh tế du lịch đặc sắc quốc tế với danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu. Các nghiên cứu này đã có tác dụng lớn đối với phát triển đân sinh kinh tế.

Cho đến nay, các cán bộ của phòng đã chủ trì thực hiện và hoàn thành 3 đề tài cấp nhà nước, gần 30 đề tài cấp Bộ ngành địa phương và trên 40 đề án dự án ứng dụng khoa học công nghệ, công bố gần 100 công trình ở các kỷ yếu, tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Phòng có nhiều cán bộ được Viện Khoa học Việt Nam, UBND các tỉnh Hà Bắc, Hà Giang, Lai Châu tặng bằng khen vì đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ.

2. Chức năng nhiệm vụ

- Nghiên cứu cấu trúc và trạng thái ổn định của môi tr­ường đất đá trong mối quan hệ giữa con ngư­ời và môi tr­ường tự nhiên;

- Nghiên cứu các quá trình biến đổi địa cơ học, xây dựng cơ sở khoa học phục vụ dự báo phòng tránh giảm thiểu rủi ro thiên tai địa chất;

- Nghiên cứu cơ sở khoa học cải tạo, kiểm soát môi tr­ường đất đá;

- Nghiên cứu phát triển các thiết bị thí nghiệm và khảo sát hiện trường.

- Nghiên cứu cơ sở Địa kỹ thuật để phát triển đô thị và công trình biển đảo.

2. Ban lãnh đạo

- Trưởng phòng: TS. Hà Ngọc Anh

3. Hướng nghiên cứu

- Nghiên cứu cấu trúc và trạng thái ổn định của môi trường đất đá trong mối tương tác với các hoạt động của con người.

- Nghiên cứu các quá trình biến đổi địa cơ học, xây dựng cơ sở dự báo, phòng tránh giảm thiểu rủi ro thiên tai địa chất.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học cải tạo, kiểm soát môi trường đất đá.

- Nghiên cứu phát triển các thiết bị thí nghiệm và khảo sát hiện trường.

- Nghiên cứu cơ sở Địa kỹ thuật để phát triển đô thị và công trình biển đảo.

4. Trang thiết bị

- Không có

5. Nhân lực

- Tổng số cán bộ trong biên chế: 6 người

- Các cán bộ khác:

Họ và tên

Học hàm/ học vị

Điện thoại

Ghi chú

Hà Ngọc Anh

Tiến sĩ

092.522.3388

P.Trưởng phòng

 

6. Các công trình nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học công nghệ (trong 5-10 năm gần đây)

- “Cơ sở khoa học nắn chỉnh, ổn định lòng chảy khu vực hạ lưu sông Cà Lồ, phục vụ mục tiêu an toàn bảo vệ sinh thái và phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội” (2008). Chủ nhiệm đề tài TSKH. Vũ Cao Minh - Đề tài cấp thành phố Hà Nội.

- “Lập quy hoạch vùng bị lũ quét và sạt lở đất đá địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề xuất giải pháp phòng tránh giảm nhẹ cường độ thiên tai và thiệt hại” (2009). Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Văn Tư - Đề tài cấp tỉnh Quảng Ninh.

- “Nghiên cứu mức độ hạ thấp địa hình do nguyên nhân khai thác nước ngầm khu vực thị trấn Hà Đông – Hà Nội” (2010). Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Văn Tư - Đề tài cấp thành phố Hà Nội.

- “Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất công trình và dự báo khả năng xuất hiện các sự cố dọc tuyến đê sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội” (2012). Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Văn Tư - Đề tài cấp thành phố Hà Nội.

- “Dự báo khả năng sụt lún bề mặt đồng bằng Sông Hồng do khai thác than nâu” (2012). Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Văn Tư - Đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- “Nghiên cứu đề xuất giải pháp lưu trữ nước trên đảo Bạch Long Vĩ phục vụ mục đích ổn định kinh tế, xã hội” (2012). Chủ nhiệm đề tài ThS. Trịnh Quốc Hải – Đề tài cấp thành phố Hải Phòng.

- “Nghiên cứu thử nghiệm một số giải pháp cấp nước cho một số khu vực đặc biệt khó khăn vùng núi phía Bắc” (2011). Chủ nhiệm đề tài TSKH. Vũ Cao Minh - đề tài trọng điểm cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- “Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng giải pháp công nghệ xử lý nhiễm bẩn tại các hồ chứa nước sinh hoạt tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc” (2014). Chủ nhiệm đề tài ThS. Trịnh Quốc Hải – Đề tài cấp tỉnh Hà Giang.

- “Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi môi trường sau thiên tai lũ quét khu vực miền núi phía bắc Việt Nam, đề xuất giải pháp cải tạo phục hồi và quản lý môi trường” mã số KC.08.09/11-15 (2015). Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Văn Tư - Đề tài cấp nhà nước.

7. Đào tạo

- Công tác nghiên cứu gắn với giảng dậy đào tạo đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. PGS.TSKH. Vũ Cao Minh  kiêm nhiệm Trưởng Bộ môn tại trường Đại học Khoa học Tư nhiên từ năm 2006 tới năm 2016. PGS.TS.Trần Văn Tư là cán bộ thỉnh giảng của trường Đại học Công nghệ Hà Nội. PGS.TS Đỗ Minh Đức kiêm nhiệm công tác trưởng phòng tại Viện Địa chất và tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Cán bộ của phòng đã và đang hướng dẫn 3 luận án tiến sỹ, gần 10 thạc sỹ, hướng dẫn tốt nghiệp hàng chục kỹ sư và cử nhân. Hiện nay, phòng có 02 cán bộ hiện đang học tập tại nước ngoài.

8. Hợp tác quốc tế

- Phòng có mối quan hệ với một số nhà khoa học ở các nước như Ba Lan, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.

 

 
Vui lòng đợi...