VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN ĐỊA CHẤT

Phòng Địa vật lý

1. Chức năng và nhiệm vụ

- Chức năng: Nghiên cứu và triển khai các kết quả nghiên cứu Địa vật lý.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu cấu trúc sâu lãnh thổ Việt Nam và các vùng kế cận.

+ Nghiên cứu đánh giá và phục vụ nghiên cứu đánh giá dự báo tai biến địa chất.

+ Nghiên cứu tìm kiếm nguồn năng lượng địa nhiệt và sử dụng nhiệt đất với mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

+ Nghiên cứu sử dụng hiệu quả các công nghệ Địa vật lý trong giải quyết các vấn đề thực tiễn khác: tìm kiếm nước ngầm, nước khoáng nóng, thăm dò khoáng sản, địa chất công trình, phục vụ thiết kế kháng chấn, khảo cổ, phục vụ các nghiên cứu về biến đổi khí hậu v.v…

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu về Địa vật lý.

2. Lãnh đạo phòng

- Trưởng phòng: TS. Lại Hợp Phòng.

3. Các hướng nghiên cứu

+ Nghiên cứu cấu trúc sâu lãnh thổ Việt Nam và các vùng kế cận bằng các phương pháp địa vật lý.

+ Sử dụng các phương pháp địa vật lý nghiên cứu đánh giá và phục vụ nghiên cứu  đánh giá dự báo tai biến địa chất.

+ Hướng nghiên cứu tìm kiếm nguồn năng lượng địa nhiệt và sử dụng nhiệt đất với mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

+ Nghiên cứu sử dụng hiệu quả các công nghệ Địa vật lý trong giải quyết các vấn đề thực tiễn khác: tìm kiếm nước ngầm, nước khoáng nóng, thăm dò khoáng sản, địa chất công trình, phục vụ thiết kế kháng chấn, khảo cổ, phục vụ các nghiên cứu về biến đổi khí hậu v.v…

4. Trang thiết bị

Hiện phòng Địa vật lý đang có các thiết bị sau:

Thiết bị địa chấn khúc xạ 24 kênh ABEM, thiết bị địa chấn giếng khoan Geo-Mala, ABEM, thiết bị đo điện trở GS-150, thiết bị đo điện từ ERA-max, thiết bị đo vi địa chấn New-PIC, thiết bị ghi gia tốc Basalt, thiết bị đo địa nhiệt nông MMT -4, thiết bị đo độ dẫn nhiệt KT-4 và các phần mềm xử lý số liệu, minh giải tài liệu đi kèm.

Bên cạnh đó thông qua các hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài, phòng Địa Vật lý hiện đang duy trì mạng trạm quan trắc động đất với hơn 50 máy tại miền Bắc Việt Nam, khu vực đứt gãy Sông Mã - Thanh Hóa và 8 máy ghi động đất và GPS trên lãnh thổ Lào

5. Nhân lực

Tổng số cán bộ: 6 người

Họ và tên

Chức danh

Số ĐT

TS. Lại Hợp Phòng

Trưởng phòng

0904232683

 

6. Các công trình nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học công nghệ

Tên đề tài,dự án,nhiệm vụ đã chủ trì

Thời gian

(bắt đầu - kết thúc)

Thuộc Chương trình

(nếu có)

Nghiên cứu dự báo khoanh vùng chi tiết nguy cơ nứt sụt đất dọc dới Sông Hồng thuộc một số địa phương tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phục vụ quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ 

2006 - 2008

Đề tài cấp VKHCNVN

Nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp phòng tránh trượt lở tại xã Phúc sạn – huyện Mai Châu – tỉnh Hoà bình

2008

Đề tài cấp tỉnh Hoà Bình

Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi nhiệt độ cổ trong các tầng đất đá gần bề mặt và hiệu ứng nhiệt của một số đối tượng địa chất

2006 - 2008

Đề tài KHCB, mã số: 709906

Áp dụng công nghệ thăm dò không pháp huỷ để phát hiện, đánh giá hiện trạng các đối tượng văn hoá cổ bị vùi lấp trong khu vực Hoàng thành Thăng Long và lân cận

2006 - 2008

Đề tài nhà nước theo nghị định thư Việt Nam - Italy

Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới của phương pháp địa điện từ nâng cao hiệu quả cho giải quyết các nhiệm vụ địa chất ở Việt Nam

2006 - 2008

Đề tài KHCB, mã số: 710006

Nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sử dụng địa nhiệt ở Hà Nội và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng, 2008 -2009

2008 -2009

Đề tài Cấp Thành phố Hà Nội 01C-09/07-2008-2

Nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ Quả đất miền Bắc Việt Nam bằng địa chấn dò sâu và từ Tellua nhằm nâng cao độ tin cậy của các dự báo thiên tai địa chất

2007 - 2010

Đề tài Nhà nước, mã số: KC.08.06/06-10

Nghiên cứu đánh giá chi tiết hoạt động địa chấn đới đứt gãy Sông (đoạn Thanh Hóa – Nghệ An) và đặc điểm một số thông số động học nền đất các khu vực quan trọng về kinh tế - xã hội trong vùng nghiên cứu

2010 - 2011

Đề tài cấp VKHCNVN

 Nghiên cứu đánh giá một số nguồn địa nhiệt triển vọng và có điều kiện khai thác cho phát triển năng lượng ở Việt Nam

2013-2015

Đề tài cấp Nhà nước KC.08.16/11-15

Khảo sát dự báo khoanh vùng nguy cơ  sụt đất khu xóm Khi, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, đề xuất giải pháp phòng tránh.

 

2014

Đề tài cấp tỉnh Hòa Bình

Khảo sát dự báo khoanh vùng nguy cơ  sụt đất khu xóm Khi, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình, đề xuất giải pháp phòng tránh.

 

2015

Đề tài cấp tỉnh Hòa Bình

Nghiên cứu đánh giá chi tiết hoạt động địa chấn đới đứt gãy kinh tuyến Thường Xuân - Bá Thước và các dạng tai biến địa chất liên quan.

2015-2016

Đề tài cấp VHLKHCNVN

Khảo sát chi tiết, dự báo các cấu trúc địa chất có nguy cơ trượt lở, nứt đất tại khu vực đồi Ông Tượng, thành phố Hòa Bình; cung cấp tài liệu cho thiết kế triển khai các giải pháp phòng chống ổn định lâu dài.

 

2016

 

 

Đề tài cấp tỉnh Hòa Bình

Khảo sát đánh giá mức độ nứt, trượt lở đất, đề xuất các giải pháp khoa học đảm bảo an toàn cho dân cư tại hai xã Tú Sơn và Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 

2017 - 2018

Đề tài cấp tỉnh Hòa Bình

 

7. Đào tạo

- Từ năm 2010 đến nay phòng Địa vật lý đã tham gia đào tạo 2 NCS bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ,  5 Thạc sĩ. Hiện tại cán bộ của Phòng Địa vật lý đang hướng dẫn 01NCS làm luận án Tiến sĩ .

- Những năm vừa qua Phòng Địa vật lý cũng đã hướng dẫn nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học.

8. Hợp tác quốc tế

- Trong nhiều năm qua phòng luôn có hợp tác quốc tế với  các đối tác  như: Mỹ, Đức, Đài Loan, Italy. Hiện tại  Phòng vẫn đang tiếp tục hợp tác với Trường ĐH. Chung Cheng – Đài Loan, Viện các khoa học về Trái đất – Đài Loan, ĐH. Texas – Mỹ, Viện Khoa học Quốc gia Lào.

 

 
Vui lòng đợi...