VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN ĐỊA CHẤT

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN NHIỆM VỤ KHCN

 

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm cấp thôn (bản) tích hợp tai biến trượt lở, lũ bùn đá, lũ quét có sự tham gia của cộng đồng tại một số khu vực trọng điểm miền núi phía Bắc

- Thuộc lĩnh vực: Phòng chống thiên tai

- Mã số đề tài: ĐTĐL.CN-78/21

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đào Minh Đức

- Các thành viên thực hiện chính và thư ký khoa học:

TT

Họ và tên

Chức danh trong đề tài

Cơ quan công tác

1

ThS. Đào Minh Đức

Chủ nhiệm đề tài

Viện Địa chất

2

TS. Hà Ngọc Anh

Thư ký khoa học

Viện Địa chất

3

PGS. TSKH. Vũ Cao Minh

Thành viên chính

Viện Địa chất

4

TS. Nguyễn Hồng Vĩ

Thành viên chính

Viện Chiến lược và Chính sách Dân tộc

5

PGS. TS. Bùi Đăng Thảnh

Thành viên chính

Viện Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa - ĐHBKHN

6

TS. Phạm Văn Tiền

Thành viên chính

Viện Địa chất

7

ThS. Nguyễn Văn Tạo

Thành viên chính

Viện Địa chất

8

TS. Lại Hợp Phòng

Thành viên chính

Viện Địa chất

9

ThS. Hoàng Hải Yến

Thành viên chính

Viện Địa chất

10

ThS. Thái Hồng Anh

Thành viên chính

Viện Địa chất

2. Mục tiêu:

  • Xác định được cơ sở khoa học và thực tiễn việc cảnh báo sớm các thiên tai trượt lở, lũ bùn đá, lũ quét ở cấp thôn (bản) tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
  • Xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm cấp thôn (bản) tích hợp tai biến, trượt lở, lũ bùn đá, lũ quét có sự tham gia của cộng đồng ở một số khu vực trọng điểm.

3. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

  • Nội dung 1: Nghiên cứu xác định các đặc điểm nhận dạng và dấu hiệu phát hiện tai biến trượt lở,  lũ bùn đá, lũ quét, phục vụ công tác cảnh báo sớm.
  • Nội dung 2: Nghiên cứu xác định nguồn phát sinh, động lực phát triển và xây dựng kịch bản ứng phó với tai biến ở các khu vực thử nghiệm
  • Nội dung 3: Nghiên cứu thiết kế xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho 3 khu vực nghiên cứu thử nghiệm
  • Nội dung 4: Xác định các ngưỡng dữ liệu về thời đoạn xảy ra tai biến và bộ tiêu chí cho các cấp báo động.
  • Nội dung 5: Xây dựng quy trình cảnh báo và quy trình vận hành hệ thống cảnh báo sớm
  • Nội dung 6: Xây dựng năng lực cộng đồng trong cảnh báo và ứng phó với thiên tai

4Thời gian thực hiện: 36 tháng (Từ tháng 10/2021 đến hết tháng 09/2024)

5Phương thức khoán chi: Khoán từng phần

6. Tổng kinh phí: 7.200 triệu đồng, trong đó:

  • Từ Ngân sách nhà nước: 7.200 triệu đồng         
  • Từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước0

7. Sản phẩm dự kiến và yêu cầu đối với sản phẩm

  • Báo cáo tổng hợp đặc điểm nhận dạng của tai biến trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá cho một số khu vực trọng điểm.
  • Bộ tiêu chí các cấp báo động tích hợp tai biến trượt lở, lũ bùn đá, lũ quét cấp thôn (bản).
  • Quy trình báo động và ứng phó tai biến tích hợp tai biến trượt lở, lũ bùn đá, lũ quét cấp thôn (bản).
  • Hệ thống cảnh báo sớm phù hợp với cấp thôn (bản) ở một số khu vực trọng điểm, có sự tham gia của cộng đồng.
  • Quy trình vận hành hệ thống cảnh báo sớm cấp thôn (bản), dễ thực hiện, chi phí thấp, bền vững.

 

                                                                                               CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

 

 

 

                                                                                                Đào Minh Đức 

Tin tức khác

 
Vui lòng đợi...