Trung tâm nghiên cứu Karst và hang động
1. Quyết định thành lập
Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động được thành lập ngày 18/2/2014 theo quyết định số 22/ QĐ-VĐC của Viện trưởng Viện Địa chất. Trung tâm là sự hợp tác khoa học “liên Viện” giữa Viện Địa chất và Viện Địa lý, có trụ sở chính đăt tại Viện Địa chất.
2. Địa chỉ liên hệ
- Địa chỉ cơ quan: Trung tâm nghiên cứu Karst và Hang động, Viện Địa chất, ngõ 84 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: (+84) 904411938
- Email: karst.igsvn@gmail.com
3. Chức năng và nhiệm vụ
- Chức năng:
+ Nghiên cứu về lĩnh vực thủy văn – địa chất thủy văn karst.
+ Nghiên cứu địa chất và quá trình karst hóa.
+ Nghiên cứu đồng vị bền và cổ khí hậu.
- Nhiệm vụ:
+ Điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng nước và địa hóa nước karst.
+ Áp dụng phương pháp chất chỉ thị, đồng vị bền trong nghiên cứu karst
+ Xác định và phân loại trầm tích carbonate và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình karst hóa.
+ Đánh giá tác động nhân sinh đến môi trường karst và xáo trộn môi trường karst.
+ Tham gia đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của karst và hang động.
+ Tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu karst và hang động
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao
4. Ban lãnh đạo
- Giám đốc trung tâm: TS. Vũ Thị Minh Nguyệt
- Phó giám đốc trung tâm: PGS. TS. Uông Đình Khanh
5. Hướng nghiên cứu
- Nghiên cứu thủy văn, địa chất thủy văn karst; chất lượng nước và địa hóa nước nước karst - Nghiên cứu đồng vị bền ( H và O) và cổ khí hậu
- Nghiên cứu, đánh giá xáo trộn môi trường karst và tác động nhân sinh.
- Địa chất và quá trình karst hóa
- Ứng dụng phương pháp chất chỉ thị trong nghiên cứu karst
6. Trang thiết bị
- Đầu đo, ghi mực nước và nhiệt độ của hãng In – Situ, Mỹ sản xuất. Model: Rugged Troll 100.
- Máy đo các thong số pH, T, EC ngoài thực địa và thiết bị đo alkalinity nhanh ngoài thực địa của hãng Merck, Đức.
- Thiết bị fluorometer FL 30
7. Nhân lực
- Tổng số: 06 trong đó 04 cán bộ Viện Địa chất và 02 cán bộ Viện Địa lý
- Số biên chế (cán bộ Viện Địa chất): 03 người gồm 01 Tiến sĩ, 01 Thạc sĩ và 01 Cử nhân.
8. Các công trình nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học công nghệ (trong 10 năm)
8.1. Các công trình nghiên cứu:
- Vũ Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Thảo, Tống Phúc Tuấn, Bùi Văn Quỳnh. Thành phần đồng vị trong nước mưa và đường nước khí tượng địa phương tại miền Bắc Việt Nam. Hội thảo Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Trái đất và Môi trường - CAREES 2019.
- Willenbrink, E.B. North, L., Nguyet, V.T.M. (2018) Untapped Potential: Agricultural Social Networks as the Future of Karst Science Communication in Phong Nha-Kẻ Bàng National Park, Vietnam. Focus on Geography 61: 1-12. DOI: 10.21690/foge/2016.61.3f
- Willenbrink Elizabeth, North Leslie, Vu Thi Minh Nguyet (2017). Policy communication and the impact of argicultural communities on karst landscape: an example from Phong Nha – Ke Bang National Park, Vietnam. Geological Society of America Abstracts with Programs. Vol. 49, No. 6
DOI: 10.1130/abs/2017AM-302928
- Vu Thi Minh Nguyet and Jason S. Polk (2016). Stable Isotopes in Precipitation and Speleothem Records during the Late Pleistocene in Northwest Vietnam. Conference Proceedings. The International Symposium Geodynamics & Geohazards in Vietnam and Neighboring Regions. 23-25th October, 2016. Hanoi Vietnam.
- Vu Thi Minh Nguyet, Nguyen Thi Thao, Vu Phuong Thanh, Tran Quoc Cuong (2016). Groundwater fluctuation and sinkhole collapse in Cam Pha City, Quang Ninh, Viet Nam. Conference Proceedings. The International Symposium Geodynamics & Geohazards in Vietnam and Neighboring Regions. 23-25th October, 2016. Hanoi Vietnam
- North Leslie, Vu Thi Minh Nguyet, Polk Jason, Tong Phuc Tuan, Nguyen Minh Quang (2016). Evaluating Human-Environmental Impacts to the karst landscape of Phong Nha – Ke Bang National Park, Vietnam using a modified Karst Disturbance Index Methodology. GSA Abstract Vol.8, No 7 and Oral presentation in session “Intersections oh Sustainability and Geosciences”. 2016 GSA Colorado, USA.
- Vu Thi Minh Nguyet, Vu Phuong Thanh, Vu Dinh Hai, Nguyen Duc Roi, Doan Thi Thu Tra (2016). Hydrogeochemical characterization and groundwater quality of the Dong Giao karst aquifer in Tam Diep, Ninh Binh, Vietnam. Accepted for publication in Acta Carsologica.
- Vũ Thị Minh Nguyệt, Tống Phúc Tuấn, Nguyễn Minh Quảng, Nguyễn Thị Thảo, Trần Thị Nhung và Uông Đình Khanh (2015). Những kết quả bước đầu trong nghiên cứu xác định chỉ số xáo trộn môi trường karst khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Phong Nha-Kẻ Bàng: Bảo tồn và Phát triển bền vững; tr 50-59
- Phạm Quý Nhân, Vũ Thị Minh Nguyệt, Trần Thành Lê (2015). Đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước karst ở Việt Nam. Tạp chí Địa chất. Loạt A. Số 349; tr: 46-53.
- Vu Thi Minh Nguyet (2014). An oxygen isotope study of natural water in Nam La valley, Son La, Vietnam. Journal of Geology. Series B. N41.
8.2. Nhiệm vụ khoa học công nghệ
a. Đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia thuộc chương trình Tây Nguyên 2016-2020
- Tên đề tài: Tăng cường hiệu quả giải pháp bổ cập và dâng cao mực nước ngầm giải quyết khó khăn về nước cho mùa hạn trong các thành tạo bazan khu vực Tây Nguyên. Mã số TN16/T02.
+ Chủ nhiệm: TS. Vũ Thị Minh Nguyệt
+ Thời gian thực hiện: 12/2016 đến 11/2020
b. Nhiệm vụ đài trạm cấp Viện Hàn lâm
- Tên nhiệm vụ: Hoạt động của hệ thống trạm đo khe nứt, động thái nước dưới đất và GPS. Mã số: SKTĐT0.02/19-19
+ Chủ nhiệm: TS. Vũ Thị Minh Nguyệt
+ Thời gian thực hiện: 1/2019 -12/2019
- Tên nhiệm vụ: Hoạt động của hệ thống tram đo khe nứt, động thái nước dưới đất và GPS. Mã số : SKTTX1.03/18-18
+ Chủ nhiệm: TS. Vũ Thị Minh Nguyệt
+ Thời gian thực hiện:1/2018 – 12/2018
c. Nhiệm vụ Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam giao
- Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xác định chỉ số xáo trộn môi trường karst khu vực vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng góp phần bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên”. Mã số VAST-CTG.07/14-16.
+ Chủ nhiệm: TS. Vũ Thị Minh Nguyệt
+ Thời gian thực hiện: 7/2014 - 12/2016
d. Đề tài nghiên cứu KH & CN đột xuất phát sinh cấp Nhà nước quỹ NAFOSTED
- Tên đề tài: Nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu sụt đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
+ Chủ nhiệm: TS. Trần Quốc Cường
+ Thời gian thực hiện: 2014 – 2015
e. Đề tài KH-CN cấp cơ sở
- Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa nguồn lộ nước karst khu vực thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
+ Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thảo
+ Thời gian thực hiện: 2014
- Đề tài: Sơ bộ phân loại trầm tích Carbonate dọc đường 20 (Đoạn chạy qua Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.
+ Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Minh Quảng
+ Thời gian thực hiện: 2015
- Đề tài: Nghiên cứu lựa chọn chỉ thị thủy văn – địa chất thủy văn phục vụ xác định chỉ số xáo trộn môi trường karst khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
+ Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thảo
+ Thời gian thực hiện: 2016
- Đề tài: Sơ bộ phân loại trầm tích Carbonate Carbon – Pecmi khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
+ Chủ nhiệm: TS. Vũ Thị Minh Nguyệt
+ Thời gian thực hiện: 2017
- Đề tài: Nghiên cứu phân bậc Hang động khu vực thành phố Cẩm Phả và ý nghĩa kiến tạo của chúng.
+ Chủ nhiệm: CN. Bùi Văn Quỳnh
+ Thời gian thực hiện: 2018
- Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa nước dưới đất khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
+ Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thảo
+ Thời gian thực hiện: 2019
f. Hoạt động đài trạm
- Triển khai 03 trạm quan trắc lấy mẫu nước mưa (trạm Viện Địa chất, trạm Đồng Hới và Trạm Sơn La) thuộc mạng lưới đồng vị trong nước mưa toàn cầu (GNIP) của IAEA từ năm 2014.
9. Hợp tác quốc tế
- Trung tâm hiện đang từng bước thiết lập và tăng cường hợp tác với các nhà khoa học về karst và các vấn đề liên quan từ các quốc gia Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Ấn Độ và tổ chức IAEA.