VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN ĐỊA CHẤT

Trung tâm Viễn thám

1. Giới thiệu chung

- Trung tâm Viễn thám và Geomatics (VTGEO) được thành lập ngày 28/10/1993, theo Quyết định của Viện trưởng Viện Địa chất (tiền thân là Phòng Địa mạo – Tân kiến tạo, Viện Địa chất – thuộc Trung tâm KHTN&CNQG). Đến nay với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các ứng dụng viễn thám và GIS, Trung tâm đang tiếp tục phát triển các ứng dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu quản lý lãnh thổ; tiến hành nghiên cứu, quan trắc và tiến tới cảnh báo sớm tai biến trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá bằng công nghệ viễn thám; nghiên cứu địa mạo, địa động lực với công nghệ viễn thám.

- Trung tâm VTGEO đang từng bước xây dựng hướng nghiên cứu ứng dụng dữ liệu siêu phổ trong nghiên cứu địa chất; tham gia các nhóm nghiên cứu, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong khoa học trái đất.

- Cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh hiện có tại VTGEO khá phong phú bao trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

2. Chức năng và nhiệm vụ

- Nghiên cứu ứng dụng và cơ bản viễn thám quang học và radar, Hệ thông tin địa lý và GPS trong lĩnh vực Địa chất môi trường, Quản lý và giảm nhẹ thiệt hại do tai biến thiên nhiên, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Đào tạo Viễn thám, hệ thông tin địa lý.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho các đề tài/dự án trong nước và quốc tế.

3. Ban lãnh đạo

- Giám đốc Trung tâm: TS, NCVC Trần Quốc Cường (từ 12/2017-nay)

- Lãnh đạo các thời kỳ

          + TS, NCVCC Phạm Quang Sơn (Phó Viện trưởng, Giám đốc TT từ 2005-12/2017)

          + PGS, TS Phạm Văn Cự (Giám đốc từ 1997-2005)

          + Giáo sư Nguyễn Trọng Yêm (Viện trưởng kiêm nhiệm Giám đốc TT, 1993-1997)

          + TS, NCV Trần Quốc Cường (Phó giám đốc TT, 3/2010-4/2012)

          + KS, NCV Nguyễn Công Tuyết (Phó giám đốc TT, 1995-3/2010)

          + TS, NCVC Phạm Văn Cự (Phó giám đốc TT, 1995-1997)

          + TS, NCVC Nguyễn Xuân Đạo (Phó giám đốc TT, 1993-1995)

4. Hướng nghiên cứu, ứng dụng

- Ứng dụng viễn thám (radar và quang học) và GIS trong nghiên cứu: tai biến địa chất (trượt lở, lún đất, sụt đất, xói lở-bồi tụ, lũ lụt), địa chất môi trường, địa mạo.

- Ứng dụng viễn thám quang học trong nghiên cứu biến động lớp phủ, biến động rừng, cháy rừng.

- Ứng dụng viễn thám quang học trong nghiên cứu cấu trúc địa chất, tìm kiếm khoáng sản

- Ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị; quản lý lưu vực sông.

- Phát triển các công cụ thu thập và phân tích dữ liệu không gian.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu.

5. Nhân lực

- Tổng số cán bộ: 07

+ Tiến sĩ: 3

+ Thạc sĩ: 3

+ Kỹ sư : 1 

- Số cán bộ trong Quỹ lương Nhà nước : 07 

 (Số liệu tính tới ngày 31/12/2019)

- Hiện VTGEO có 07 cán bộ (3 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, 1 kỹ sư) và 01 Nghiên cứu viên cao cấp (cộng tác viên) được đào tạo cơ bản về viễn thám và GIS thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (Địa lý, Địa chất, Thủy văn, Hải dương học, Bản đồ viễn thám,…). Các chuyên gia của VTGEO được đào tạo dài hạn tại Canada, Pháp, Áo và có từ 5 đến trên 30 năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu khoa học.
 

Danh sách cán bộ VTGEO

Họ và  tên

Ngạch nghiên cứu ­­­

Email

TS. Trần Quốc Cường

Nghiên cứu viên chính

tqcuong@igsvn.vast.vn  qcuong77@yahoo.com

TS. Phạm Thanh Hải

Nghiên cứu viên chính

pthai@igsvn.vast.vn

pham.th.hai@gmail.com

TS. Nguyễn Công Quân

Nghiên cứu viên

ncquan@igsvn.vast.vn

cong.quan.1584@gmail.com

ThS. Nguyễn Trung Thành

Nghiên cứu viên chính

ntthanh@igsvn.vast.vn  thanh.n.trung@gmail.com

ThS. Bùi Phương Thảo

Nghiên cứu viên

leslyphuong@gmail.com

ThS. Nguyễn Đức Anh

Nghiên cứu viên

ndanh@igsvn.vast.vn

nguyenducanh237@gmail.com

KS. Trần Trung Hiếu

Nghiên cứu viên

trunghieu95ctb@gmail.com

 

 

Cộng tác viên

Họ và  tên

Ngạch nghiên cứu ­­­

Email

TS. Phạm Quang Sơn

Nghiên cứu viên cao cấp

pqson@igsvn.vast.vn

quangsonpham2010@gmail.com

 

6.1 Sách đã xuất bản có đóng góp của cán bộ Trung tâm6. Các công trình nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học công nghệ (trong 10 năm)

-“Sự hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng giai đoạn Holocen”. Phùng Văn Phách (chủ biên), Dương Ngọc Hải, Phạm Quang Sơn,…,Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, 191p, 2018

-“Singapore's Permanent Territorial Revolution: Fifty Years in Fifty Maps”. De Konin R., Pham Thanh Hai, Girard M. NUS Press Singapore, 154p, 2017

- “Population growth and environmental degradation in Southeast Asia”, De Koninck R., Pham Thanh Hai, in Hirsch P. Routledge Handbook of the Environment in Southeast Asia. Oxon and New York, Routledge, 2017, 22p

- “Your land is needed: the fundamental reason behind the sedentarization cultivators”. De Koninck R., Pham Thanh Hai. In Malcolm C. Shifting Cultivation Policies : Balancing Environmental and Social Sustainability. CABI, 2017,  pp 542-554.

- “Le palmier à l’huile à la conquête des terres et des marchés”. De Konick R., Bernard S., Pham Thanh Hai. In Pesses A., Robinne F. L’Asie du Sud-Est 2015 Bilan enjeux et perspectives. IRASEC, 2015, pp 45-63.

- “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng  tai biến địa chất ở hồ thủy điện  và đường giao thông khu vực  Tây Bắc bằng công nghệ viễn thám và GIS” thuộc cuốn Công nghệ vũ trụ và Ứng dụng. Phạm Quang Sơn, Phạm Văn Hùng, Bùi Văn Thơm, Nguyễn Tứ Dần, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2015. 103-117tr.

- “L’expansion de l’hévéaculture dans les hautes terres du Viêt Nam : l’endroit et l’envers”. Pham Thanh Hai, De Koninck R. In Fortunel F., Gironde C. L'Or Blanc Petits et grands planteurs face au «boom» de l'hévéaculture (Viêt Nam-Cambodge). IRASEC, 2014, pp. 83-100.

6.2 Các bài báo khoa học

Năm 2019

- Dinh Ho Tong Minh, Tran Quoc Cuong, Pham Quy Nhan, Dang Tran Trung, Nguyen Duc Anh, Ibrahim El- Moussawi, Thuy Le Toan ,2019. “Measuring ground subsidence in Ha Noi through the radar interferometry technique using TerraSAR-X and Cosmos SkyMed data”. IEEE Journal of Selected Topics in Applied Earth Observation. ISSN 1939-1404, PP(99):1-11, DOI: 10.1109/JSTARS.2019.2937398

- Van Anh Tran, Quoc Cuong Tran, An Binh Nguyen and Trung Anh Tran, 2019. “Application of Quasi-Psi Method for Landslide Determination in Northern Mountainous Region of Vietnam by Multi Sensor Radar Satellite Images"TS02F: Engineering Surveys- Contribution to Data Collection and Mapping . FIG Working Week 2019 in Hanoi, Vietnam April 22-26, 2019. ISBN 978-87-92853-90-5 ISSN 2307-4086"

- Nguyen Duc Anh, Tran Quoc Cuong, Tran Van Anh, Hoang Anh The, Nguyen Trung Thanh, Nguyen Huy Thang, 2019. “Application Terrasar-X data for studying land subsidence in Hanoi City”. Vietnam Journal of Earth Sciences; Tập 41, số 4, p 339-357   

- Nguyễn Công Quân, Phạm Văn Hùng, 2019. “Đặc điểm địa mạo và tai biến tự nhiên liên quan ở vùng cửa sông ven biển sông Hương”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển.Tâp 19, số 1, p1-15.

- Nguyễn Công Quân, Phạm Văn Hùng, 2019. “Đặc điểm địa mạo vùng cửa sông ven biển sông Hương và tai biến tự nhiên liên quan”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Biển, Tập 19,số 1, p15-29.

- Ngô Xuân Thành, Vũ Đình Tải, Vũ Quang Lân, Trần Mỹ Dũng, La Mai Sơn, Trần Trung Hiếu, 2019. “Đặc điểm vi cấu tạo và tuổi đồng vị U-Pb zircon của granit phức hệ Tân Hương khu vực Lào Cai và ý  nghĩa của chúng về thời gian dịch trượt đứt gãy sông Hồng”. Tạp chí Địa Chất, 368/2019, p 69-79.

- Vũ Văn Hà, Phạm Quang Sơn, Nguyễn Công Quân, Nguyễn Minh Quảng, Đặng Xuân Tùng, 2019. “Đánh giá biến động Cửa Hới, Sông Mã qua tư liệu viễn thám đa thời gian và bản đồ địa hình giai đoạn 1965-2017”. Tạp chí Địa Chất Loạt A, 367/2019, p1-13

- Vũ Anh Đạo, Trần Thanh Hải, Ngô Xuân Thành,Nguyễn Quốc Hưng, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Trung Hiếu, 2019. “Ứng dụng phương pháp định tuổi ESR cho các hạt thạch anh kích thước khác nhau trong đới mùn đứt gãy để xác định thời gian dịch trượt của chúng,lấy ví dụ từ kết quả nghiên cứu một số đứt gãy khu vực Quảng Nam”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ-Địa Chất. Tập 60, kỳ 2, 2019

Năm 2018

- Dao Minh Duc, Tran Quoc Cuong, Do Minh Duc, Dang Thi Thuy, 2018. “Analyze of pore water pressure and slope displacement by historical rain series in Xin Man district, Ha Giang province, Vietnam”. The 4th International Conference VIETGEO 2018: Slope stability and prediction; Quang Binh 20 Sep 2018.

- Nguyễn Công Quân, Phạm Văn Hùng, 2018. “Đặc điểm địa mạo và tai biến địa chất liên quan vùng cửa sông ven biển sông Hương”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 18, số 2, 2018.

- Nguyễn Công Quân, Phạm Văn Hùng, 2018. “Đặc điểm địa mạo vùng cửa sông ven biển sông Thạch Hãn và tai biến tự nhiên liên quan”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 18, số 2, 2018.

 Năm 2017

- Nguyễn Mai Lan, Trần Quốc Cường, 2017. “Phân bố kim loại nặng trong trầm tích bãi triều tại bãi nuôi nghêu xã Tân Thành, Gò Công Đông, Tiền Giang”. Tạp chí Môi trường (Số chuyên đề I, 2017) ISSN: 1859-042X, tr 71-75

- Phạm Quang Sơn và nnk, 2017. “Nghiên cứu thành lập bản đồ ngập lụt từ ảnh viễn thám Radar áp dụng cho vùng hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ tỉnh Quang Ngãi”. Khoa học và công nghệ thuỷ lợi, số 7-2017, ISSN: 1859-4255

Năm 2016

- Ho Tong Minh Dinh, Tran Quoc Cuong, Nguyen Duc Anh, Le Toan Thuy, 2016. “Measuring ground subsidence in Hanoi city by radar interferometry”. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ/Journal of Science and Technology Development ISSN: 1859-0128 . Vol 19, No K4-2016, pp122-129

- Nguyễn Công Quân, Phạm Văn Hùng, 2016. “Đặc điểm địa mạo động lực vùng cửa sông ven biển sông Mã, tỉnh Thanh Hóa”. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 1/2016

- Phạm Quang Sơn, Nguyễn Đức Anh, 2016. “Diễn biến bờ biển Hải Hậu (tỉnh Nam Định) và vùng lân cận trong hơn 100 năm qua trên cơ sở phân tích tài liệu bản đồ địa hình và tư liệu viễn thám đa thời gian”. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, 38(1), 118-130

- Phạm Văn Hùng, Nguyễn Công Quân, 2016. “Đặc điểm đứt gẫy hoạt động và tai biến xói lở ở các vùng cửa sông ven biển Bắc Trung Bộ”. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 1/2016

- Tran Van Anh, Tran Quoc Cuong, Nguyen Duc Anh, Dang Vu Khac, 2016. “Study of Subsidence detection by DinSAR and evaluation of some factors to the outcome”. Vietnam Journal of Earth Sciences 37 (2015) 403-412

- Tran Van Anh, Tran Quoc Cuong, Nguyen Duc Anh, Ho Tong Minh Dinh,Tran Trung Anh, Nguyen Nhu Hung, Luong Thi Thuy Linh, 2016. “Application of  PSInSAR method for determining of land subsidence in Hanoi city by Cosmo-Skymed imagery”. International Conference on GeoInformatics for Spatial-Infrastructure Development in Earth & Allied Sciences (GIS-IDEAS), pp433-441. ISBN 978-604-76-1171-3. Hanoi, 12-15 Nov 2016

- Vy Quốc Hải, Trần Quốc Cường, Nguyễn Viết Thuận, 2016. “Về chuyển dịch vỏ trái đất dọc đới đứt gãy Sông Hồng từ số liệu GPS”. Tạp chí các Khoa học về Trái đất. Tập 38, số 1, tr 14-21, ISSN 0866-7187

Năm 2015

- Tran Quoc Cuong, Ho Tong Minh Dinh, Le Van Trung, Le Toan Thuy, 2015. Ground subsidence momitoring in Vietnam by multi-temporal INSAR technique. International Geoscience and Remote Sensing Symposium 2015 (IGARSS, 2015) at Milan city, 26 - 31 July 2015. Session: WEP.PR - Monitoring Natural Disaster: Subsidence, Deformation and Displacement II. ISBN 978-1-4799-7929-5 IEEE.

- Trần Vân Anh, Trần Quốc Cường, Đặng Vũ Khắc, 2015. Khảo sát sự ảnh hưởng của khí quyển đến cặp ảnh Radar SAR trong xác định biến dạng địa hình. Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2015, 644-648pp, ISBN 978-604-82-1619-1

Năm 2014

- Leblond J.-P., Pham Thanh Hai,  2014. “Recent forest expansion in Thailand: a methodological artifact?” Journal of Land Use Science, 9:2, 211-241, DOI: 10.1080/1747423X.2013.786148   

- Phan Đông Pha, Nguyễn Đăng Túc, Nguyên Xuân Huyên, Trần Văn Dương, Trần Quốc Cường, Nguyễn Công Quân, 2014. Bản đồ nguy cơ lũ quét lũ bùn đá khu vực Tây Nguyên. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, số 3, 365-372. ISSN 0866-7187

- Mai Thành Tân, Đinh Văn Thuận, Vũ Văn hà, Nguyễn Trọng Tấn, Lê Đức Lương, Trịnh Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Công Quân, 2014. Nghiên cứu bồi lắng lòng hồ Trị An bằng phương pháp phân tích hạt nhân, địa chất kết hợp với hệ thông tin địa lý(GIS). Tạp chí Các khoa học về Trái đất, số 1, Vol 36, 51-60. ISSN 0866-7187

- Phi Hong Thinh, Tran Van Tu, Tran Quoc Cuong, 2014. СЛАБЫЕ ГРУНТЫ И ОПАСНЫЕ ГЕОЛОГИЧЕСКИЕ  ПРОЦЕССЫ И ЯВЛЕНИЯ НА ТЕРРИТОРИИ ГОРОДА ХАНОЙ (ВЬЕТНАМ). (Đất yếu và các quá trình, hiện tượng địa chất nguy hiểm trong khu vực thành phố Hà Nội (Việt Nam)). ГЕОЛОГИЯ И ПОЛЕЗНЫЕ ИСКОПАЕМЫЕ ЧЕТВЕРТИЧНЫХ ОТЛОЖЕНИЙМАТЕРИАЛЫ VIII, Минск, Vol 3-4, No 2, 37-39p. ISBN: 78-985-553-110-5 (Hội thảo về địa chất và các khoáng sản trong trầm tích đệ tứ do Trường ĐH Quốc gia Belarus tổ chức)

- Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thanh Hùng, Phạm Quang Sơn, 2014. Phân tích biến động lòng dẫn sông Chu qua các tài liệu đo đạc, 2014.. Tạp chí Khoa học – kỹ thuật Thuỷ lợi và Môi trường, số 4/2014

- Phạm Quang Sơn, Phạm Văn Hùng, Bùi Văn Thơm, Nguyễn Đăng Túc, 2014. Kết quả bước đầu nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và nguyên nhân phát sinh tai biến địa chất lưu vực hồ thuỷ điện và đường giao thông khu vực Tây Bắc trên cơ sở phân tích ảnh viễn thám phân giải cao và GIS. Kỷ yếu Hội nghị KHCN vũ trụ tháng 12/ 2014, Viện Hàn lâm KHCNVN

Năm 2013

- Tran Manh Lieu, Nguyen Thi Khang, Hoang Đinh Thien, Nguyen Trung, Tran Quoc Cuong, Man Quang Huy, 2013. Main features of status quo and developing scenarios of hazards related to Climate Change in Hoi An city. Proceeding of International Symposium Hanoi Geoengineering 2013: “Natural Resources Engineering & Disaster Mitigation for Infrastructure Development”, Ha Noi, Vietnam, 17-19 Oct. 2013 Proceeding Code 94-KHTN-2013, 47-52pp.

Năm 2012

- James P.Terry, Nigel Winspear, Tran Quoc Cuong, 2012. The terrific Tongking Typhoon’ of October 1881 – implications for the Red River delta (northern Vietnam) in modern time. Journal of  Weather – March 2012, Vol. 67, Issue 3, p72-75. Online ISSN: 1477-8696

Năm 2011

- Phạm Quang Sơn, Nguyễn Công Quân, nnk,2011. Diễn biến vùng cửa sông ven biển Hải phòng và những vấn đề khai thác trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hội nghị khoa học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ 5. Quyển 3. Địa lý-Địa chất và Địa vật lý biển

- Phạm Quang Sơn, Nguyễn Công Quân, nnk,2011. Diễn biến vùng ven biển cửa Thuận An (Thừa Thiên Huế) trước và sau trận lũ lịch sử tháng 11/1999. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, số 3/2011

Năm 2010

- Chin Fu Chao, Kun Shan Chen, Chih Yuan Chu, Chih Tien Wang, Tran Quoc Cuong, and Dinh Van Toan, 2010. Integrated C and L-band Satellite Interferometry for Investigation of Surface Deformation in Northern Vietnam fault zone. Proceeding: 31st Asian Conference on Remote Sensing 2010 (ACRS 2010) . Hanoi, 1-5 Nov, 2010. Vol 1, 424-420pp. Publication: Asian Association on Remote Sensing (AARS). ISBN: 9781617823978

- Lương Anh Tuấn, 2010. Đánh giá nguy cơ ngập lụt với sự tham gia của cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo hội thảo ACFAS (Hiệp hội nghiên cứu Pháp) lần thứ 76, tại đại học Montreal

- Nguyễn Địch Dỹ, Doãn Đình Lâm, Phạm Quang Sơn, Vũ Văn Hà, Vũ Văn Vĩnh, Nguyễn Công Quân, Đặng Minh Tuấn, 2010. Nghiên cứu biến động bờ biển vùng châu thổ Cửu Long. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, số 3/2010

Năm 2009

- Phạm Quang Sơn, 2009. Ứng dụng thông tin viễn thám và GIS trong nghiên cứu, quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường ở vùng ven biển và hải đảo. Tạp chí KH-KT Thuỷ lợi và Môi trường, số 23/11-2009. Trang 321-327

 

6.3 Các nhiệm vụ khoa học do cán bộ Trung tâm là chủ nhiệm (trong 10 năm gần đây)

6.3.1 Đề tài thuộc chương trình cấp Bộ và tương đương

          Tên đề tài: Nghiên cứu biến động vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam từ thông tin viễn thám phân giải cao, phục vụ phát triển KT-XH

          + Chủ nhiệm: TS. Phạm Quang Sơn

          + Thời gian thực hiện: 2010 – 2012

6.3.2 Đề tài nghiên cứu cơ bản

          Tên đề tài: Sử dụng thông tin viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động môi trường địa chất vùng hạ lưu sông Hồng sau khi vận hành các công trình thuỷ điện ở vùng thượng lưu

          + Chủ nhiệm: TS. Phạm Quang Sơn

          + Thời gian thực hiện: 2006 – 2008

6.3.3 Đề tài cấp Nhà nước

a. Chương trình Công nghệ vũ trụ

Khoa học Công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016-2010

          Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cảnh báo sớm tai biến sụt đât, trượt lở, lũ quét, lũ bùn đá miền Bắc Việt Nam bằng công nghệ viễn thám và dữ liệu về địa chất. Mã số VT-UD.05/18-20

          + Chủ nhiệm: TS. Trần Quốc Cường

          + Thời gian thực hiện: 5/2018 – 10/2020

          + Mục tiêu của đề tài:

          -Nghiên cứu các phương pháp và đề xuất giải pháp cảnh báo sớm tai biến sụt đất, trượt đất, lũ quét - lũ bùn đá bằng công nghệ viễn thám đa tầng, đa độ phân giải, đa thời gian và dữ liệu về cấu trúc địa chất.

          -Đánh giá, kiểm chứng các phương pháp nói trên tại một số khu vực thường xảy ra tai biến như Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang

Khoa học Công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2012-2015

          Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và tương đương trong điều tra, dự báo và đánh giá các tai biến địa chất các công trình hồ thuỷ điện và đường giao thông các tỉnh khu vực Tây Bắc. Mã số UD-03/12-15

          + Chủ nhiệm: TS. Phạm Quang Sơn

          + Thời gian thực hiện: 2013 – 2016

          + Mục tiêu:

          -Ứng dụng viễn thám phân giải cao làm sáng tỏ hệ trạng trượt lở đất, xói mòn đất, lũ quét – lũ bùn đá, trượt lở bờ hồ và bồi lắng lòng hồ ở khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La và các đường QL6, QL12, QL4D và đường sắt Việt Trì – Lao Cai

          -Dự báo nguy cơ trượt lở đất, xói mòn đất, lũ quét-lũ bùn đá, trượt lở bờ hồ và bồi lắng lòng hồ ở khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La

b. Đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước

          Tên đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp dự báo lún mặt đất thành phố Hà Nội bằng kỹ thuật ra-đa giao thoa

          + Chủ nhiệm: TS. Trần Quốc Cường

          + Thời gian thực hiện: 2012 – 2016

          + Mục tiêu:

          -Xây dựng quy trình và thành lập bản đồ lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội bằng kỹ thuật ra-đa giao thoa.

          -Đánh giá và dự báo lún mặt đất theo thời gian và không gian.

          -Đề xuất các giải pháp quan trắc và giám sát lún mặt đất định kỳ

c. Đề tài KHCN đột xuất phát sinh cấp Nhà nước

          Tên đề tài: Nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu sụt lún đất trên địa bàn thành phố Cảm Phả

          + Chủ nhiệm: TS. Trần Quốc Cường

          + Thời gian thực hiện: 2014 – 2015

          + Mục tiêu:

          -Nghiên cứu hiện trạng sụt lún đất

          -Xác định nguyên nhân, cơ chế sụt lún, quy luật phân bố sụt lún đất.

          -Đề xuất các giải pháp khắc khục sụt lún trên địa bàn thành phố Cẩm Phả

7. Trang thiết bị

- Phần mềm xử lý ảnh viễn thám PCI-Geomatica trị giá 50.000 USD

8. Đào tạo

- Trong 07 năm qua (2013-2019), các cán bộ của Trung tâm đã hướng dẫn, đồng hướng dẫn 04 thạc sỹ, 03 tiến sỹ. Tháng 11/2019, 01 cán bộ của Trung tâm đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.

Hiện tại, cán bộ của Trung tâm đang hướng dẫn 01 nghiên cứu sinh.

9. Hợp tác quốc tế

- Hiện nay, Trung tâm có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia tại CESBIO-CNRS (Cộng hòa Pháp), Công ty NHAZA- Đại học Rome (Cộng hòa Ý) trong việc nhiên cứu các ứng dụng viễn thám ra-đa phục vụ nghiên cứu lún đất, sụt đất, trượt lở.

- Giai đoạn 2010-2012, Trung tâm VTGEO đã hợp tác với Communication Research Center - National Central University (NCU)-Đài Loan trong ứng dụng tư liệu vệ tinh Radar nghiên cứu dịch chuyển vỏ trái đất dọc đới đứt gãy Sông Hồng bằng phương pháp giao thoa radar (radar interpherometry).

- Từ thập kỷ 90 thế kỷ trước (1993-2004), Trung tâm đã có hợp tác chặt chẽ với Canada, Pháp, Bỉ và một số nước khác trong khối Pháp ngữ trong việc đào tạo sinh viên và tiến hành các dự án nghiên cứu tại Việt Nam; như ĐH Công giáo vùng Louvain (Bỉ), ĐH Bordeaux 3, tập đoàn GDTA-Toulouse (Pháp); CARTEL (Trung tâm nghiên cứu ứng dụng viễn thám)- ĐH Sherbrooke- Québec, Canada, Tập đoàn PCI (PCI Geomatics), Canada.

 

 
Vui lòng đợi...